Một hôm, vào giờ nghỉ trưa, sau khi bọn trẻ ăn xong, Totto-chan nhảy lò cò ngang qua hội trường thì cô bé gặp thầy hiệu trưởng. Thật là lạ tai khi nói là gặp thầy hiệu trưởng khi thầy mới cùng chúng nó ăn cơm trưa đây, nhưng cô bé gặp thầy bởi vì thầy đang đi ngược hướng từ đằng kia lại.
Thầy hiệu trưởng nói. “Ồ, em ở đây à? Thầy có điều này muốn hỏi em.”
“Điều gì vậy, thưa thầy.” Totto-chan nói, và vui khi nghĩ rằng cô bé có thể cung cấp cho thầy hiệu trưởng một thông tin gì đây.
“Ở đâu mà em có cái ruy băng đó vậy?” Thầy hỏi, và nhìn vào cái nơ con bướm trên đầu cô bé.
Khuôn mặt Totto-chan biểu hiện một niềm vui vô kể như thể cô bé không thể nào vui hơn thế. Totto-chan đeo cái ruy băng từ ngày hôm qua. Đây là chiếc ruy băng tự cô bé tìm ra mà. Cô bé nhích gần lại thầy hiệu trưởng để cho thầy nhìn rõ cái ruy băng hơn.
Cô bé tự hào nói, “Chiếc ruy băng này ở trên bộ đồ đồng phục đi học cũ của dì em. Em thấy nó khi dì em đang để trong ngăn kéo và dì cho em. Dì còn khen em là một người tinh mắt nữa đó.”
“Thầy hiểu rồi”, Thầy nói, với vẻ trầm ngâm suy nghĩ một điều gì.
Totto-chan vô cùng hãnh diện về chiếc ruy băng cột tóc của mình. Cô bé kể cho thầy nghe cô bé đã đến thăm dì cô bé thế nào, và may mắn gặp lúc dì đang phơi quần áo. Trong số quần áo dì có một cái váy kiểu xưa, dài, màu tím có nếp gấp. Hồi nhỏ còn đi học, dì mặc chiếc váy này. Bây giờ, dì định bỏ nó đi, Totto-chan thấy trên chiếc váy này có cái gì đó hay hay.“Đây là cái gì?”
Khi Totto-chan hỏi, dì ngừng một lát. Cái hay hay đó chính là cái ruy băng đính theo ở cái nịt đằng sau.
Dì nói, “Cái này làm cho cháu trông dễ thương hơn khi nhìn từ đằng sau.Vào thời ấy, ai cũng muốn đeo một dải đăng ten tự làm hay một chiếc ruy băng rộng cột vào một con bướm lớn.
Dì thấy Totto-chan cứ nhìn vào con bướm một cách thèm muốn khi nghe dì nói chuyện, vuốt ve và tỏ vẻ thích thú, dì nói: “Dì sẽ cho cháu cái ruy băng này. Dì sẽ không mặc nó nữa.”
Dì lấy cái kéo và cắt sợi chỉ đính chiếc ruy băng trên váy để lấy nó cho Totto-chan. Nhờ đó cô bé có được chiếc ruy băng này. Đó là một chiếc ruy băng thật đẹp. Nó bằng vải lụa, rộng, có thêu hoa hồng và đủ thứ hoa văn trên đó. Khi cột vào, chiếc ruy băng này vừa rộng vừa cứng, và nó làm cho con bướm dường như trở nên lớn muốn bằng cái đầu Totto-chan. Dì nói ruy băng này được may bằng một loại vải nhập.
Cô bé vừa nói, thỉnh thoảng lắc nhẹ cái đầu để cho thầy hiệu trưởng nghe tiếng sột soạt của chiếc ruy băng.
Khi thầy nghe xong câu chuyện Totto-chan kể, thầy hiệu trưởng trông có vẻ hơi buồn.
Thầy nói, “À, ra thế,. Hôm qua, Miyo-chan nói cô bé muốn có chiếc ruy băng giống như của em, thầy đi tìm khắp tất cả các tiệm bán ruy băng ở Jiyugaoka, nhưng không ở đâu có chiếc ruy băng như của em cả. Như vậy đó. Đó là hàng nhập khẩu à?”
Khuôn mặt thầy lúc này có vẻ là một người cha gặp rắc rối vì cô con gái nhỏ hơn là một người hiệu trưởng.
“Totto-chan, thầy thật sự biết ơn em nếu em không đeo chiếc ruy băng này đi học nữa. Em biết đó, Miyo-chan cứ đòi thầy mua hoài. Em có phiền gì về yêu cầu của thầy không?”
Totto-chan khoanh tay suy nghĩ một lát, rồi nhanh nhảu trả lời: “Được rồi, thưa thầy. Em sẽ không đeo chiếc ruy băng này đi học nữa đâu.”
“Cám ơn em,” thầy hiệu trưởng nói.
Totto-chan cảm thấy hơi tiếc một chút, nhưng thầy hiệu trưởng đang khó xử như thế, nên cô bé đồng ý như vậy. Một lý do nữa là khi thấy một người lớn, lại là thầy hiệu trưởng em thương kính, đi tìm khắp các tiệm trên dưới trong ngoài ở Jiyugaoka mà vẫn không tìm ra chiếc ruy băng như thế, khiến cho cô bé cảm thấy tội nghiệp thầy. Đó là cách giải quyết vấn đề ở trường Tomoe. Không thể hình dung được đó là sự thật, mọi người ở đây có thói quen hiểu được những khó khăn của người khác và cố gắng giúp đỡ, không phân biệt tuổi tác.
Cách sống ấy đã trở thành một lẽ tự nhiên ở đây.
Sáng hôm sau, khi mẹ vào phòng Totto-chan dọn dẹp sau khi cô bé đã đi học, Mẹ thấy Totto-chan cột chiếc ruy băng trên cổ con gấu nhồi bông mà cô bé yêu thích. Mẹ tự hỏi tại sao Totto-chan đột nhiên bỏ không đeo chiếc ruy băng đặc biệt mà cô bé thích thế này. Mẹ nghĩ con gấu nhồi bông màu nâu có lẽ hơi mắc cỡ khi đeo chiếc ruy băng quá đẹp một cách bất ngờ như vậy.
Thầy hiệu trưởng nói. “Ồ, em ở đây à? Thầy có điều này muốn hỏi em.”
“Điều gì vậy, thưa thầy.” Totto-chan nói, và vui khi nghĩ rằng cô bé có thể cung cấp cho thầy hiệu trưởng một thông tin gì đây.
“Ở đâu mà em có cái ruy băng đó vậy?” Thầy hỏi, và nhìn vào cái nơ con bướm trên đầu cô bé.
Khuôn mặt Totto-chan biểu hiện một niềm vui vô kể như thể cô bé không thể nào vui hơn thế. Totto-chan đeo cái ruy băng từ ngày hôm qua. Đây là chiếc ruy băng tự cô bé tìm ra mà. Cô bé nhích gần lại thầy hiệu trưởng để cho thầy nhìn rõ cái ruy băng hơn.
Cô bé tự hào nói, “Chiếc ruy băng này ở trên bộ đồ đồng phục đi học cũ của dì em. Em thấy nó khi dì em đang để trong ngăn kéo và dì cho em. Dì còn khen em là một người tinh mắt nữa đó.”
“Thầy hiểu rồi”, Thầy nói, với vẻ trầm ngâm suy nghĩ một điều gì.
Totto-chan vô cùng hãnh diện về chiếc ruy băng cột tóc của mình. Cô bé kể cho thầy nghe cô bé đã đến thăm dì cô bé thế nào, và may mắn gặp lúc dì đang phơi quần áo. Trong số quần áo dì có một cái váy kiểu xưa, dài, màu tím có nếp gấp. Hồi nhỏ còn đi học, dì mặc chiếc váy này. Bây giờ, dì định bỏ nó đi, Totto-chan thấy trên chiếc váy này có cái gì đó hay hay.“Đây là cái gì?”
Khi Totto-chan hỏi, dì ngừng một lát. Cái hay hay đó chính là cái ruy băng đính theo ở cái nịt đằng sau.
Dì nói, “Cái này làm cho cháu trông dễ thương hơn khi nhìn từ đằng sau.Vào thời ấy, ai cũng muốn đeo một dải đăng ten tự làm hay một chiếc ruy băng rộng cột vào một con bướm lớn.
Dì thấy Totto-chan cứ nhìn vào con bướm một cách thèm muốn khi nghe dì nói chuyện, vuốt ve và tỏ vẻ thích thú, dì nói: “Dì sẽ cho cháu cái ruy băng này. Dì sẽ không mặc nó nữa.”
Dì lấy cái kéo và cắt sợi chỉ đính chiếc ruy băng trên váy để lấy nó cho Totto-chan. Nhờ đó cô bé có được chiếc ruy băng này. Đó là một chiếc ruy băng thật đẹp. Nó bằng vải lụa, rộng, có thêu hoa hồng và đủ thứ hoa văn trên đó. Khi cột vào, chiếc ruy băng này vừa rộng vừa cứng, và nó làm cho con bướm dường như trở nên lớn muốn bằng cái đầu Totto-chan. Dì nói ruy băng này được may bằng một loại vải nhập.
Cô bé vừa nói, thỉnh thoảng lắc nhẹ cái đầu để cho thầy hiệu trưởng nghe tiếng sột soạt của chiếc ruy băng.
Khi thầy nghe xong câu chuyện Totto-chan kể, thầy hiệu trưởng trông có vẻ hơi buồn.
Thầy nói, “À, ra thế,. Hôm qua, Miyo-chan nói cô bé muốn có chiếc ruy băng giống như của em, thầy đi tìm khắp tất cả các tiệm bán ruy băng ở Jiyugaoka, nhưng không ở đâu có chiếc ruy băng như của em cả. Như vậy đó. Đó là hàng nhập khẩu à?”
Khuôn mặt thầy lúc này có vẻ là một người cha gặp rắc rối vì cô con gái nhỏ hơn là một người hiệu trưởng.
“Totto-chan, thầy thật sự biết ơn em nếu em không đeo chiếc ruy băng này đi học nữa. Em biết đó, Miyo-chan cứ đòi thầy mua hoài. Em có phiền gì về yêu cầu của thầy không?”
Totto-chan khoanh tay suy nghĩ một lát, rồi nhanh nhảu trả lời: “Được rồi, thưa thầy. Em sẽ không đeo chiếc ruy băng này đi học nữa đâu.”
“Cám ơn em,” thầy hiệu trưởng nói.
Totto-chan cảm thấy hơi tiếc một chút, nhưng thầy hiệu trưởng đang khó xử như thế, nên cô bé đồng ý như vậy. Một lý do nữa là khi thấy một người lớn, lại là thầy hiệu trưởng em thương kính, đi tìm khắp các tiệm trên dưới trong ngoài ở Jiyugaoka mà vẫn không tìm ra chiếc ruy băng như thế, khiến cho cô bé cảm thấy tội nghiệp thầy. Đó là cách giải quyết vấn đề ở trường Tomoe. Không thể hình dung được đó là sự thật, mọi người ở đây có thói quen hiểu được những khó khăn của người khác và cố gắng giúp đỡ, không phân biệt tuổi tác.
Cách sống ấy đã trở thành một lẽ tự nhiên ở đây.
Sáng hôm sau, khi mẹ vào phòng Totto-chan dọn dẹp sau khi cô bé đã đi học, Mẹ thấy Totto-chan cột chiếc ruy băng trên cổ con gấu nhồi bông mà cô bé yêu thích. Mẹ tự hỏi tại sao Totto-chan đột nhiên bỏ không đeo chiếc ruy băng đặc biệt mà cô bé thích thế này. Mẹ nghĩ con gấu nhồi bông màu nâu có lẽ hơi mắc cỡ khi đeo chiếc ruy băng quá đẹp một cách bất ngờ như vậy.