“Em biết không, em thật sự là một cô bé rất tốt.”
Đó là những lời thầy hiệu trưởng nói mỗi khi thầy gặp Totto-chan. Và cứ mỗi lần thầy nói như thế, Totto-chan mỉm cười, nhảy lên một tí, rồi nói: “Dạ đúng, em là một cô bé tốt,” và cô bé tin như vậy.
Totto-chan, thật ra, là một cô bé tốt ở nhiều mặt. Cô bé tốt bụng với mọi người, đặc biệt đối với bạn bè khuyết tật. Cô bé có thể bảo vệ các bạn này. Nếu có bạn bè ở trường khác nói lời thô lỗ, Totto-chan tranh đấu với những người bắt nạt, ngay cả có những lúc cô bé phải khóc. Đối với những con vật bị thương cô bé bắt gặp, Totto-chan hết lòng tìm mọi cách chăm sóc. Nhưng đồng thời, thầy cô giáo của Totto-chan cũng sửng sốt với không ít những rắc rối cô bé thường gây ra vì mỗi khi thấy một điều gì khác lạ, Totto-chan thử làm để thoả mãn tính hiếu kỳ của mình và mọi rắc rối nảy sinh từ đó.
Totto-chan có thể làm những chuyện như cô bé làm cho hai bím tóc của mình chìa ra ở đằng sau và dưới cánh tay khi đi đến tham dự buổi họp mặt buổi sáng. Có một lần, đến phiên cô bé quét lớp, Totto-chan mở cánh cửa sập trên sàn tàu mà cặp mắt nhạy bén của cô bé đã phát hiện ra rồi đổ tất cả rác quét lại xuống đấy. Bình thường, cái cửa này dùng để kiểm tra máy móc trên tàu khi nó còn được sử dụng để chở khách. Nhưng cô bé không thể đóng cửa sập lại như cũ và thế là gây cho mọi người rất nhiều rắc rối. Có lần Totto-chan nghe nói về cách người ta treo thịt lên móc như thế nào. Thế là cô bé thử treo cánh tay vào một chiếc xà tập thể dục cao nhất. Cô bé treo lơ lửng ở đó trong một thời gian khá lâu, và khi có một cô giáo đi ngang, thấy và hỏi “chứ em làm gì vậy?,” cô bé nói “hôm nay, em là một miếng thịt.” Rồi ngay lúc đó, cô bé tuột tay, rơi xuống đất rất mạnh, và bị ngốt hơi đến nổi suốt ngày hôm ấy Totto-chan không thể nói chuyện được. Rồi có một lần, không thể không nhắc lại, cô bé nhảy xuống hầm cầu.
Cô bé thường làm như vậy đó và tự gây tổn thương. Thế mà thầy hiệu trưởng không bao giờ báo cho Ba Mẹ cô bé biết. Đối với những đứa trẻ khác cũng vậy. Vấn đề thường được dàn xếp giữa thầy hiệu trưởng và học sinh thôi. Cũng như thầy đã từng ngồi nghe Totto-chan nói chuyện trong suốt bốn tiếng đồng hồ vào cái ngày cô bé đến trường lần đâu tiên, thầy luôn sẵn sàng lắng nghe những gì bọn trẻ nói khi có một sự kiện nào đó xảy ra. Thầy cũng lắng nghe lời xin lỗi của chúng nữa. Và khi có đứa trẻ nào làm một điều gì đó thật tệ và thông thường ai cũng biết đó là phạm lỗi, thầy hiệu trưởng chỉ nói: “Bây giờ, xin lỗi đi.”
Trong trường hợp của Totto-chan, những lời phàn nàn và những lo ngại của phụ huynh học sinh cũng như của thầy cô giáo về cô bé chắc hẳn đã đến tai thầy hiệu trưởng. Đó là lý do tại sao mỗi khi có cơ hội, thầy nói với Totto-chan: “Em biết không, em thật sự là một cô bé tốt đấy.” Một người lớn, nếu nghe thầy nói như vậy, thế nào cũng nhận ra được sự quan trọng trong cách nói của thầy khi nhấn mạnh từ ‘thật sự.’
Điều thầy hiệu trưởng muốn là phải làm cho Totto-chan hiểu được rằng: “Có một số người có thể nghĩ em không phải là một cô bé tốt ở nhiều mặt, nhưng bản chất của em thì tốt. Điều quan trọng là ở chỗ có bản chất tốt ấy và thầy là người hiểu rất rõ về điều này.” Chao ôi, nhiều năm sau đó Totto-chan mới hiểu hết được ý nghĩa lời thầy nói. Mặc dù lúc ấy, cô bé không hiểu được ý nghĩa thật sự trong câu nói của thầy, một cách chắc chắn, thầy giáo làm cho cô bé, từ sâu trong tâm thức, tự tin rằng mình là một ‘cô bé tốt.’ Lời nói ấy luôn vang vọng trong tim ngay cả khi cô bé lao vào làm một việc mạo hiểm nào đó. Và nhiều lần Totto-chan tự nói với mình “trời ơi!” khi nhớ lại những việc mình đã làm.
Thầy Kobayashi cứ lặp đi lặp lại trong suốt thời gian cô bé học ở trường Tomoe: “Totto-chan, thầy biết em thật sự là một cô bé tốt.” Những lời nói quan trọng này có lẽ quyết định toàn bộ cuộc đời của Totto-chan.
Đó là những lời thầy hiệu trưởng nói mỗi khi thầy gặp Totto-chan. Và cứ mỗi lần thầy nói như thế, Totto-chan mỉm cười, nhảy lên một tí, rồi nói: “Dạ đúng, em là một cô bé tốt,” và cô bé tin như vậy.
Totto-chan, thật ra, là một cô bé tốt ở nhiều mặt. Cô bé tốt bụng với mọi người, đặc biệt đối với bạn bè khuyết tật. Cô bé có thể bảo vệ các bạn này. Nếu có bạn bè ở trường khác nói lời thô lỗ, Totto-chan tranh đấu với những người bắt nạt, ngay cả có những lúc cô bé phải khóc. Đối với những con vật bị thương cô bé bắt gặp, Totto-chan hết lòng tìm mọi cách chăm sóc. Nhưng đồng thời, thầy cô giáo của Totto-chan cũng sửng sốt với không ít những rắc rối cô bé thường gây ra vì mỗi khi thấy một điều gì khác lạ, Totto-chan thử làm để thoả mãn tính hiếu kỳ của mình và mọi rắc rối nảy sinh từ đó.
Totto-chan có thể làm những chuyện như cô bé làm cho hai bím tóc của mình chìa ra ở đằng sau và dưới cánh tay khi đi đến tham dự buổi họp mặt buổi sáng. Có một lần, đến phiên cô bé quét lớp, Totto-chan mở cánh cửa sập trên sàn tàu mà cặp mắt nhạy bén của cô bé đã phát hiện ra rồi đổ tất cả rác quét lại xuống đấy. Bình thường, cái cửa này dùng để kiểm tra máy móc trên tàu khi nó còn được sử dụng để chở khách. Nhưng cô bé không thể đóng cửa sập lại như cũ và thế là gây cho mọi người rất nhiều rắc rối. Có lần Totto-chan nghe nói về cách người ta treo thịt lên móc như thế nào. Thế là cô bé thử treo cánh tay vào một chiếc xà tập thể dục cao nhất. Cô bé treo lơ lửng ở đó trong một thời gian khá lâu, và khi có một cô giáo đi ngang, thấy và hỏi “chứ em làm gì vậy?,” cô bé nói “hôm nay, em là một miếng thịt.” Rồi ngay lúc đó, cô bé tuột tay, rơi xuống đất rất mạnh, và bị ngốt hơi đến nổi suốt ngày hôm ấy Totto-chan không thể nói chuyện được. Rồi có một lần, không thể không nhắc lại, cô bé nhảy xuống hầm cầu.
Cô bé thường làm như vậy đó và tự gây tổn thương. Thế mà thầy hiệu trưởng không bao giờ báo cho Ba Mẹ cô bé biết. Đối với những đứa trẻ khác cũng vậy. Vấn đề thường được dàn xếp giữa thầy hiệu trưởng và học sinh thôi. Cũng như thầy đã từng ngồi nghe Totto-chan nói chuyện trong suốt bốn tiếng đồng hồ vào cái ngày cô bé đến trường lần đâu tiên, thầy luôn sẵn sàng lắng nghe những gì bọn trẻ nói khi có một sự kiện nào đó xảy ra. Thầy cũng lắng nghe lời xin lỗi của chúng nữa. Và khi có đứa trẻ nào làm một điều gì đó thật tệ và thông thường ai cũng biết đó là phạm lỗi, thầy hiệu trưởng chỉ nói: “Bây giờ, xin lỗi đi.”
Trong trường hợp của Totto-chan, những lời phàn nàn và những lo ngại của phụ huynh học sinh cũng như của thầy cô giáo về cô bé chắc hẳn đã đến tai thầy hiệu trưởng. Đó là lý do tại sao mỗi khi có cơ hội, thầy nói với Totto-chan: “Em biết không, em thật sự là một cô bé tốt đấy.” Một người lớn, nếu nghe thầy nói như vậy, thế nào cũng nhận ra được sự quan trọng trong cách nói của thầy khi nhấn mạnh từ ‘thật sự.’
Điều thầy hiệu trưởng muốn là phải làm cho Totto-chan hiểu được rằng: “Có một số người có thể nghĩ em không phải là một cô bé tốt ở nhiều mặt, nhưng bản chất của em thì tốt. Điều quan trọng là ở chỗ có bản chất tốt ấy và thầy là người hiểu rất rõ về điều này.” Chao ôi, nhiều năm sau đó Totto-chan mới hiểu hết được ý nghĩa lời thầy nói. Mặc dù lúc ấy, cô bé không hiểu được ý nghĩa thật sự trong câu nói của thầy, một cách chắc chắn, thầy giáo làm cho cô bé, từ sâu trong tâm thức, tự tin rằng mình là một ‘cô bé tốt.’ Lời nói ấy luôn vang vọng trong tim ngay cả khi cô bé lao vào làm một việc mạo hiểm nào đó. Và nhiều lần Totto-chan tự nói với mình “trời ơi!” khi nhớ lại những việc mình đã làm.
Thầy Kobayashi cứ lặp đi lặp lại trong suốt thời gian cô bé học ở trường Tomoe: “Totto-chan, thầy biết em thật sự là một cô bé tốt.” Những lời nói quan trọng này có lẽ quyết định toàn bộ cuộc đời của Totto-chan.