“Đây là thầy giáo của các em hôm nay. Thầy sẽ chỉ cho các em mọi thứ.” Thầy hiệu trưởng giới thiệu thầy giáo mới như thế. Totto-chan nhìn ông một cách đầy thiện cảm. Thoạt nhìn, ông ta ăn mặc không ra vẻ một thầy giáo chút nào cả. Ông mặc áo vét cô tông ngắn có sọc, áo lót ở trong và thay vì thắt cà vát, ông vắt một cái khăn quanh cổ. Còn quần, ông mặc quần vải cô tông nhuộm màu chàm với ống chật và có nhiều miếng vá. Thay vì mang giày, ông mang vớ dày xỏ hai ngón có đế cao su dành cho công nhân, trong khi đó, trên đầu ông đội một chiếc nón rơm hơi lôi thôi một tí.
Tất cả học sinh tập trung bên cạnh hồ ở đền Kuhonbutsu.
Khi nhìn ông thầy này, Totto-chan nghĩ cô bé đã gặp ông rồi thì phải. “Ở đâu nhỉ?” cô bé tự hỏi. Khuôn mặt đôn hậu sạm nắng và đầy nếp nhăn. Ngay cả cái ống dây nhỏ lủng lẳng trong cái dây màu đen nơi thắt lưng ông như là một cái nịt trông cũng quen thuộc nữa. Bất chợt cô bé nhớ ra!
“Ông có phải là người nông dân làm ở cánh đồng ở bên dòng suối đó không?” cô bé vui vẻ hỏi.
Ông ‘thầy’ cười đến lộ cả răng ra, mặt nhăn lên, “Đúng rồi, các cháu đi ngang qua chỗ chú làm mỗi khi đi dạo đến Kuhonbutsu đó. Đó là cánh đồng của chú. Đồng ở đằng đó nay đang rộ nở hoa cải nhiều lắm.”
“Ồ, thế chú trở thành thầy giáo của chúng cháu hôm nay à?”, bọn trẻ phấn khởi reo lên.
“Không! ông ấy nói, lấy tay khoát khoát trước mặt. “Chú không phải là thầy giáo của các cháu. Chú là nông dân mà. Thầy hiệu trưởng của các cháu yêu cầu chú làm như thế thôi.”
Thầy hiệu trưởng đứng bên cạnh ông ấy, nói “Ồ, đúng rồi. Đây là thầy giáo dạy về làm ruộng của các em đó. Chú ấy rất tốt bụng khi nhận lời dạy các em cách trồng trọt. Cũng giống như người thợ làm bánh sẽ chỉ cho các em cách làm bánh mì vậy đó.” Rồi thầy nói với người nông dân, “Bây giờ thì bảo học sinh cần phải làm gì và bắt đầu được rồi đấy.”
Tại bất cứ một trường tiểu học nào, một người muốn dạy gì có lẽ cần phải có bằng cấp về nghiệp vụ sư phạm, nhưng thầy Kobayashi không quan tâm những điều như thế. Thầy nghĩ điều quan trọng là để cho học sinh học bằng cách quan sát thực tế vấn đề vậy.
“Thế thì mình bắt đầu,” thầy dạy làm vườn nói.
Nơi bọn trẻ tập trung nằm bên cạnh hồ Kuhonbutsu. Đó là khu đất đặc biệt yên tĩnh – một nơi dễ chịu, có bóng cây râm mát tỏa xuống mặt hồ. Thầy hiệu trưởng đã cho đặt sẵn ở đó một phần toa tàu lửa chứa những dụng cụ cần thiết cho bọn trẻ làm vườn như là xẻng và cuốc. Nửa toa tàu trông yên lặng và đặt gọn gàng ngay giữa đám đất chúng nó sắp làm.
Người thầy giáo dạy làm vườn bảo bọn trẻ lấy cuốc và xẻng từ trong toa tàu ra và bắt đầu làm cỏ. Chú ấy nói cho chúng biết tất cả những điều về cỏ: cỏ cứng như thế nào; cỏ phát triển nhanh hơn hoa màu và che khuất ánh nắng mặt trời và cỏ là nơi trú ẩn an toàn của các loài côn trùng có hại ra sao, và cỏ gây ra thiệt hại khi chúng hút hết chất dinh dưỡng từ đất như thế nào. Chú ấy dạy bọn trẻ hết điều này đến điều khác. Và trong khi nói, tay chú không ngừng nhổ cỏ. Bọn trẻ cũng làm tương tự. Thế rồi người thầy nông dân ấy dạy chúng cách dùng cuốc, cách làm đất thành luống, cách rải phân và những thứ cần thiết khác để có thể trồng trọt một thứ hoa màu nào đó trên đất, vừa giải thích ông ta vừa làm mẫu.
Có một con rắn nhỏ vừa thò đầu ra và như muốn cắn vào tay Ta-chan, một học sinh lớp lớn hơn, nhưng ông thầy nông dân kịp thời giúp cậu ấy. Ông nói: “Rắn ở đây không độc; nếu mình không đánh đập nó thì nó không cắn mình.”
Ngoài việc dạy cho bọn trẻ cách trồng trọt, ông thầy giáo dạy làm vườn này kể cho bọn trẻ nghe rất nhiều điều hấp dẫn về côn trùng, chim, bướm, về thời tiết và nhiều điều khác nữa. Đôi bàn tay xương xẩu mạnh khỏe dường như là một xác chứng rằng những gì ông nói với bọn trẻ là những điều bản thân ông đã trải qua kinh nghiệm thực tế.
Bọn trẻ ướt đẫm mồ hôi khi cuối cùng, chúng đã trồng xong một cánh đồng với sự giúp đỡ của ông thầy nông dân. Trừ một vài luống đất không đều một tí, còn lại cả cánh đồng trông thật hoàn hảo khi nhìn từ mọi phía.
Từ ngày hôm đó trở đi, bọn trẻ dành cho người nông dân ấy sự kính trọng nhiều hơn. Mỗi khi thấy ông, thậm chí ở đằng xa, chúng reo lên “thầy dạy làm vườn của mình kìa.” Khi nào ông bón phân còn dư, ông đem rải trên cánh đồng của học sinh và nhờ vậy, khi đến kỳ, thu hoạch được mùa lắm. Ngày nào cũng có người đến thăm đồng để về nói lại với thầy hiệu trưởng và học sinh biết cánh đồng đang phát triển như thế nào. Bọn trẻ biết được điều kỳ lạ và niềm vui khi thấy những hạt giống chính bàn tay chúng ươm trồng đã nảy mầm. Khi chúng nó xúm lại hai ba đứa với nhau, đề tài chúng nó thường bàn tới là sự phát triển của cánh đồng này.
Biết bao chuyện khủng khiếp diễn ra khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng khi những đứa trẻ bàn về cánh đồng bé nhỏ của mình, chúng được an ổn trong một thế giới bình yên.
Tất cả học sinh tập trung bên cạnh hồ ở đền Kuhonbutsu.
Khi nhìn ông thầy này, Totto-chan nghĩ cô bé đã gặp ông rồi thì phải. “Ở đâu nhỉ?” cô bé tự hỏi. Khuôn mặt đôn hậu sạm nắng và đầy nếp nhăn. Ngay cả cái ống dây nhỏ lủng lẳng trong cái dây màu đen nơi thắt lưng ông như là một cái nịt trông cũng quen thuộc nữa. Bất chợt cô bé nhớ ra!
“Ông có phải là người nông dân làm ở cánh đồng ở bên dòng suối đó không?” cô bé vui vẻ hỏi.
Ông ‘thầy’ cười đến lộ cả răng ra, mặt nhăn lên, “Đúng rồi, các cháu đi ngang qua chỗ chú làm mỗi khi đi dạo đến Kuhonbutsu đó. Đó là cánh đồng của chú. Đồng ở đằng đó nay đang rộ nở hoa cải nhiều lắm.”
“Ồ, thế chú trở thành thầy giáo của chúng cháu hôm nay à?”, bọn trẻ phấn khởi reo lên.
“Không! ông ấy nói, lấy tay khoát khoát trước mặt. “Chú không phải là thầy giáo của các cháu. Chú là nông dân mà. Thầy hiệu trưởng của các cháu yêu cầu chú làm như thế thôi.”
Thầy hiệu trưởng đứng bên cạnh ông ấy, nói “Ồ, đúng rồi. Đây là thầy giáo dạy về làm ruộng của các em đó. Chú ấy rất tốt bụng khi nhận lời dạy các em cách trồng trọt. Cũng giống như người thợ làm bánh sẽ chỉ cho các em cách làm bánh mì vậy đó.” Rồi thầy nói với người nông dân, “Bây giờ thì bảo học sinh cần phải làm gì và bắt đầu được rồi đấy.”
Tại bất cứ một trường tiểu học nào, một người muốn dạy gì có lẽ cần phải có bằng cấp về nghiệp vụ sư phạm, nhưng thầy Kobayashi không quan tâm những điều như thế. Thầy nghĩ điều quan trọng là để cho học sinh học bằng cách quan sát thực tế vấn đề vậy.
“Thế thì mình bắt đầu,” thầy dạy làm vườn nói.
Nơi bọn trẻ tập trung nằm bên cạnh hồ Kuhonbutsu. Đó là khu đất đặc biệt yên tĩnh – một nơi dễ chịu, có bóng cây râm mát tỏa xuống mặt hồ. Thầy hiệu trưởng đã cho đặt sẵn ở đó một phần toa tàu lửa chứa những dụng cụ cần thiết cho bọn trẻ làm vườn như là xẻng và cuốc. Nửa toa tàu trông yên lặng và đặt gọn gàng ngay giữa đám đất chúng nó sắp làm.
Người thầy giáo dạy làm vườn bảo bọn trẻ lấy cuốc và xẻng từ trong toa tàu ra và bắt đầu làm cỏ. Chú ấy nói cho chúng biết tất cả những điều về cỏ: cỏ cứng như thế nào; cỏ phát triển nhanh hơn hoa màu và che khuất ánh nắng mặt trời và cỏ là nơi trú ẩn an toàn của các loài côn trùng có hại ra sao, và cỏ gây ra thiệt hại khi chúng hút hết chất dinh dưỡng từ đất như thế nào. Chú ấy dạy bọn trẻ hết điều này đến điều khác. Và trong khi nói, tay chú không ngừng nhổ cỏ. Bọn trẻ cũng làm tương tự. Thế rồi người thầy nông dân ấy dạy chúng cách dùng cuốc, cách làm đất thành luống, cách rải phân và những thứ cần thiết khác để có thể trồng trọt một thứ hoa màu nào đó trên đất, vừa giải thích ông ta vừa làm mẫu.
Có một con rắn nhỏ vừa thò đầu ra và như muốn cắn vào tay Ta-chan, một học sinh lớp lớn hơn, nhưng ông thầy nông dân kịp thời giúp cậu ấy. Ông nói: “Rắn ở đây không độc; nếu mình không đánh đập nó thì nó không cắn mình.”
Ngoài việc dạy cho bọn trẻ cách trồng trọt, ông thầy giáo dạy làm vườn này kể cho bọn trẻ nghe rất nhiều điều hấp dẫn về côn trùng, chim, bướm, về thời tiết và nhiều điều khác nữa. Đôi bàn tay xương xẩu mạnh khỏe dường như là một xác chứng rằng những gì ông nói với bọn trẻ là những điều bản thân ông đã trải qua kinh nghiệm thực tế.
Bọn trẻ ướt đẫm mồ hôi khi cuối cùng, chúng đã trồng xong một cánh đồng với sự giúp đỡ của ông thầy nông dân. Trừ một vài luống đất không đều một tí, còn lại cả cánh đồng trông thật hoàn hảo khi nhìn từ mọi phía.
Từ ngày hôm đó trở đi, bọn trẻ dành cho người nông dân ấy sự kính trọng nhiều hơn. Mỗi khi thấy ông, thậm chí ở đằng xa, chúng reo lên “thầy dạy làm vườn của mình kìa.” Khi nào ông bón phân còn dư, ông đem rải trên cánh đồng của học sinh và nhờ vậy, khi đến kỳ, thu hoạch được mùa lắm. Ngày nào cũng có người đến thăm đồng để về nói lại với thầy hiệu trưởng và học sinh biết cánh đồng đang phát triển như thế nào. Bọn trẻ biết được điều kỳ lạ và niềm vui khi thấy những hạt giống chính bàn tay chúng ươm trồng đã nảy mầm. Khi chúng nó xúm lại hai ba đứa với nhau, đề tài chúng nó thường bàn tới là sự phát triển của cánh đồng này.
Biết bao chuyện khủng khiếp diễn ra khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng khi những đứa trẻ bàn về cánh đồng bé nhỏ của mình, chúng được an ổn trong một thế giới bình yên.