Khi bọn trẻ trở lại trường sau kỳ nghỉ đông, chúng khám phá ra một điều thú vị mới mẻ và reo mừng chào đón sự kiện này. Đối diện với dãy toa tàu làm lớp học là một toa tàu mới đặt bên cạnh luống hoa gần hội trường. Trong thời gian chúng nó vắng mặt ở trường, toa tàu đã biến thành một thư viện. Ryo-chan, người phu trường mà mọi người đều tôn trọng, có thể làm đủ thứ việc, hẳn đã làm việc vất vả lắm trong thời gian qua. Chú ấy đã sắp xếp thật nhiều kệ vào trong toa tàu và xếp đầy sách thành từng hàng với đủ loại và đủ màu sắc. Lại có sắp xếp bàn ghế nữa để cho chúng nó có chỗ ngồi đọc.
Thầy hiệu trưởng nói “đây là thư viện của các em, các em có thể đọc bất cứ sách gì có trong này. Các em không nên e ngại rằng có những loại sách dành riêng cho học sinh lớp khác, hay đại loại như vậy. Các em có thể vào đây bất cứ khi nào. Nếu các em muốn mượn sách và đem về nhà cũng được. Khi các em đọc xong, nhớ đem trả lại! Và một điều nữa, nếu các em đã đem sách về nhà, các em nên nghĩ rằng có các bạn khác cũng có thể thích đọc những cuốn này. Thầy cảm thấy rất vui nếu các em đem sách trở lại đây. Bằng mọi giá, hãy cố gắng đọc càng nhiều càng tốt!”
“Tiết đầu tiên sẽ là tiết học ở thư viện.” bọn trẻ thoả lòng reo vui.
“Các em có thật thích như vậy không?” thầy hiệu trưởng hỏi, mỉm cười vui vẻ khi thấy bọn trẻ phấn khởi. Thầy nói tiếp: “được thôi, sao lại không?”
Kể từ đó, học sinh cả trường Tomoe, tất cả 50 đứa, chất vào trong toa tàu thư viện. Trong niềm vui mừng khôn tả, chúng nó lấy sách mình thích rồi cố tìm chỗ ngồi, nhưng khoảng một nửa có được chỗ ngồi, số còn lại phải đứng. Nó trông giống như một toa tàu thật sự đông khách. Có người đứng mà đọc sách. Nhìn cảnh ấy trông thật tức cười.
Bọn trẻ vui mừng quá đỗi. Totto-chan không thể tập trung đọc được nhiều, do đó cô bé chọn một cuốn sách có hình trông có vẻ tiếu lâm lắm. Khi mọi người đều có sách trong tay và bắt đầu lật trang, toa tàu đột nhiên trở nên yên lặng. Nhưng không được lâu. Tiếng đọc nói xì xào đã phá đi sự yên lặng. Một số đang đọc lớn tiếng, mấy đứa khác đang hỏi bạn bè nghĩa của những mẫu tự chúng chưa biết trong khi có một số trao đổi sách cho nhau. Tiếng cười vang đầy toa tàu. Một đứa bé nọ vừa bắt đầu đọc cuốn sách tên ‘vừa hát vừa vẽ tranh,’ vừa lui hui vẽ một khuôn mặt, đồng thời, nó ngâm nga đọc lớn mấy vần nhạc thơ:
Vòng tròn cái đốm
Cái đốm vòng tròn
Hai gạch con con
Muốn thêm đốm nữa
Để giữa vòng tròn
Cho ra chiếc mũi
Tóc thì ba sợi
Thêm ba sợi nữa
Khỏi cần phải sửa
Đã ra mặt – wow!
Nhanh trong nháy mắt
Thả mấy đường vòng
Liền xong bức hoạ
Bà mập nấu ăn.
Khuôn mặt phải được vẽ xong khi hát đến chữ ‘wow’ và ba cái hình bán nguyệt được vẽ khi hát ‘nhanh trong nháy mắt.’ Nếu chúng ta vẽ đúng các nét, kết quả là vẽ được khuôn mặt của một người phụ nữ mập có tóc búi theo kiểu Nhật cổ điển.
Ở trường Tomoe, trẻ em được phép học các môn theo bất cứ một thứ tự nào chúng thích. Thật là bất tiện nếu bọn trẻ bị chi phối bởi những việc mấy đứa trẻ khác đang làm. Nên chúng cần được huấn luyện để tập trung vào việc mình đang làm mà không hề bị những việc xung quanh làm ảnh hưởng. Không đứa trẻ nào để ý đến cậu bé đang hát lớn tiếng và vẽ hình bà mập nấu ăn như thế. Có một hay hai đứa cùng tham gia, số còn lại chuyên chú vào sách mà chúng đang đọc.
Cuốn sách Totto-chan đang đọc dường như là một câu chuyện cổ tích. Câu chuyện kể về một cô con gái con nhà giàu có nhưng không thể lấy chồng được vì cô có tật đánh rắm hoài. Cuối cùng, Ba Mẹ cố tìm được một người chồng cho cô gái. Vì quá hồi hộp trong đêm tân hôn, cô gái đánh rắm càng nhiều và lớn hơn thường ngày, và hơi cô gái phóng ra làm cho chú rể bay ra khỏi giường, quay quanh giường đến bảy vòng rưỡi rồi ngả ra bất tỉnh. Bức tranh trông thật là vui, vẽ chú rể đang bay trong phòng. Cuốn sách đó, sau này, được nhiều người thích đọc lắm.
Tất cả học sinh của trường, gói vào trong toa tàu chật như nêm cối, hăm hở đọc sách ngấu nghiến trong ánh nắng ban mai xuyên qua những khung cửa sổ, là một biểu hiện làm vui lòng thầy hiệu trưởng.
Ngày hôm đó, bọn trẻ dành trọn một ngày trong toa tàu thư viện.
Sau này, mỗi khi chúng không thể ra ngoài vì trời mưa, và trong nhiều dịp khác, thư viện là nơi bọn trẻ thích quay quần lại với nhau.
Một hôm, thầy hiệu trưởng nói: “Thầy nghĩ là chúng ta nên có một cái nhà vệ sinh xây gần thư viện là tốt nhất.”
Ý tưởng này nảy sinh bởi vì thầy thấy bọn trẻ quá miệt mài đọc sách trong thư viện đến nổi chúng thường nín tiểu cho đến giây phút cuối cùng, khi không thể nín được nữa thì chạy vội về nhà vệ sinh ở sau hội trường, trong dáng điệu vặn vẹo cố nín trông dị hợm làm sao!
Thầy hiệu trưởng nói “đây là thư viện của các em, các em có thể đọc bất cứ sách gì có trong này. Các em không nên e ngại rằng có những loại sách dành riêng cho học sinh lớp khác, hay đại loại như vậy. Các em có thể vào đây bất cứ khi nào. Nếu các em muốn mượn sách và đem về nhà cũng được. Khi các em đọc xong, nhớ đem trả lại! Và một điều nữa, nếu các em đã đem sách về nhà, các em nên nghĩ rằng có các bạn khác cũng có thể thích đọc những cuốn này. Thầy cảm thấy rất vui nếu các em đem sách trở lại đây. Bằng mọi giá, hãy cố gắng đọc càng nhiều càng tốt!”
“Tiết đầu tiên sẽ là tiết học ở thư viện.” bọn trẻ thoả lòng reo vui.
“Các em có thật thích như vậy không?” thầy hiệu trưởng hỏi, mỉm cười vui vẻ khi thấy bọn trẻ phấn khởi. Thầy nói tiếp: “được thôi, sao lại không?”
Kể từ đó, học sinh cả trường Tomoe, tất cả 50 đứa, chất vào trong toa tàu thư viện. Trong niềm vui mừng khôn tả, chúng nó lấy sách mình thích rồi cố tìm chỗ ngồi, nhưng khoảng một nửa có được chỗ ngồi, số còn lại phải đứng. Nó trông giống như một toa tàu thật sự đông khách. Có người đứng mà đọc sách. Nhìn cảnh ấy trông thật tức cười.
Bọn trẻ vui mừng quá đỗi. Totto-chan không thể tập trung đọc được nhiều, do đó cô bé chọn một cuốn sách có hình trông có vẻ tiếu lâm lắm. Khi mọi người đều có sách trong tay và bắt đầu lật trang, toa tàu đột nhiên trở nên yên lặng. Nhưng không được lâu. Tiếng đọc nói xì xào đã phá đi sự yên lặng. Một số đang đọc lớn tiếng, mấy đứa khác đang hỏi bạn bè nghĩa của những mẫu tự chúng chưa biết trong khi có một số trao đổi sách cho nhau. Tiếng cười vang đầy toa tàu. Một đứa bé nọ vừa bắt đầu đọc cuốn sách tên ‘vừa hát vừa vẽ tranh,’ vừa lui hui vẽ một khuôn mặt, đồng thời, nó ngâm nga đọc lớn mấy vần nhạc thơ:
Vòng tròn cái đốm
Cái đốm vòng tròn
Hai gạch con con
Muốn thêm đốm nữa
Để giữa vòng tròn
Cho ra chiếc mũi
Tóc thì ba sợi
Thêm ba sợi nữa
Khỏi cần phải sửa
Đã ra mặt – wow!
Nhanh trong nháy mắt
Thả mấy đường vòng
Liền xong bức hoạ
Bà mập nấu ăn.
Khuôn mặt phải được vẽ xong khi hát đến chữ ‘wow’ và ba cái hình bán nguyệt được vẽ khi hát ‘nhanh trong nháy mắt.’ Nếu chúng ta vẽ đúng các nét, kết quả là vẽ được khuôn mặt của một người phụ nữ mập có tóc búi theo kiểu Nhật cổ điển.
Ở trường Tomoe, trẻ em được phép học các môn theo bất cứ một thứ tự nào chúng thích. Thật là bất tiện nếu bọn trẻ bị chi phối bởi những việc mấy đứa trẻ khác đang làm. Nên chúng cần được huấn luyện để tập trung vào việc mình đang làm mà không hề bị những việc xung quanh làm ảnh hưởng. Không đứa trẻ nào để ý đến cậu bé đang hát lớn tiếng và vẽ hình bà mập nấu ăn như thế. Có một hay hai đứa cùng tham gia, số còn lại chuyên chú vào sách mà chúng đang đọc.
Cuốn sách Totto-chan đang đọc dường như là một câu chuyện cổ tích. Câu chuyện kể về một cô con gái con nhà giàu có nhưng không thể lấy chồng được vì cô có tật đánh rắm hoài. Cuối cùng, Ba Mẹ cố tìm được một người chồng cho cô gái. Vì quá hồi hộp trong đêm tân hôn, cô gái đánh rắm càng nhiều và lớn hơn thường ngày, và hơi cô gái phóng ra làm cho chú rể bay ra khỏi giường, quay quanh giường đến bảy vòng rưỡi rồi ngả ra bất tỉnh. Bức tranh trông thật là vui, vẽ chú rể đang bay trong phòng. Cuốn sách đó, sau này, được nhiều người thích đọc lắm.
Tất cả học sinh của trường, gói vào trong toa tàu chật như nêm cối, hăm hở đọc sách ngấu nghiến trong ánh nắng ban mai xuyên qua những khung cửa sổ, là một biểu hiện làm vui lòng thầy hiệu trưởng.
Ngày hôm đó, bọn trẻ dành trọn một ngày trong toa tàu thư viện.
Sau này, mỗi khi chúng không thể ra ngoài vì trời mưa, và trong nhiều dịp khác, thư viện là nơi bọn trẻ thích quay quần lại với nhau.
Một hôm, thầy hiệu trưởng nói: “Thầy nghĩ là chúng ta nên có một cái nhà vệ sinh xây gần thư viện là tốt nhất.”
Ý tưởng này nảy sinh bởi vì thầy thấy bọn trẻ quá miệt mài đọc sách trong thư viện đến nổi chúng thường nín tiểu cho đến giây phút cuối cùng, khi không thể nín được nữa thì chạy vội về nhà vệ sinh ở sau hội trường, trong dáng điệu vặn vẹo cố nín trông dị hợm làm sao!